8 bí quyết hữu ích giúp phát triển nghề nghiệp của James Marshall Reilly

Trong một cuốn sách của mình, James Marshall Reilly, chuyên gia marketing đã viết “Thay đổi Thế giới: Không phải chỉ để tìm kiếm một công việc, mà còn để tạo dựng một cuộc sống”. Đây là cuốn sách bàn luận về thị trường việc làm, doanh nghiệp xã hội và chủ nghĩa tư bản bác ái, và sẽ được xuất bản vào cuối tháng 12 năm 2011.

định-hướng-nghề-nghiệp

Trên đời này không có nghề nào gọi là nghề thứ hai cả. Ai cũng cần phải nghề nghiệp. Reilly cho biết: “Khi chúng ta bàn luận về vấn đề thất nghiệp, chúng ta sẽ chỉ xem xét vấn đề sai phạm. Nhưng khi chúng ta tập trung vào thực tế là hiện tại chúng ta có quá nhiều lựa chọn – chúng ta sẽ chỉ xem xét vấn đề sai phạm đó. Chúng ta thật may mắn, bởi vì ngày nay, các kỹ năng có thể chuyển giao được. Những tiến bộ về công nghệ đã trang bị cho chúng ta phương tiện truy cập dễ dàng tới những chương trình tự đào tạo và khảo sát ý tưởng. Nhờ đó, chúng ta dễ dàng lấy được thông tin mà chúng ta đã tìm hiểu trước đây và áp dụng nó vào những ý tưởng khác, những khái niệm khác, những ngành nghề và công việc kinh doanh khác. Những tương tác này cho phép mỗi cá nhân luôn vận động thay vì chỉ bó hẹp ở một vị trí. Đồng thời cũng tạo ra những dòng ý tưởng mới cho những lĩnh vực vốn đã có và thúc đẩy sự đổi mới không ngừng.

Reilly cũng so sánh xu hướng trên với thời kỳ Phục Hưng, thời mà sự bùng nổ các ý tưởng và những thay đổi xuất hiện tràn lan trong xã hội và kỷ nguyên đi theo “phương pháp tiếp cận bác học”.

Ông lý luận: “Nếu như bạn chấp nhận là chúng ta đã ở một vị trí mới, mọi thứ không còn như trước đây nữa, và bạn biết đây không phải là điều gì xấu cả. Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình và xem xét tình hình kinh tế hiện thời cũng như tình trạng xã hội là một trong những sự việc thú vị nhất trong ký ức gần đây về thời cơ không bị kiểm soát”.

Công bằng mà nói, phát triển nghề nghiệp không phải là dễ dàng. Tuy nhiên bạn có thể có ý định muốn thay đổi. Vậy thì bạn hãy áp dụng 8 bí quyết dưới đây của Reilly.

1. Đi theo quy mô của công ty bạn

Các doanh nghiệp nhỏ có thể thực hiện những thay đổi dễ dàng hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn. Thay vì quan sát liệu sự thay đổi có phải là điều đúng hay không, bạn hãy thử nghiệm chiến lược của bạn và sau đó kiểm tra các kết quả. Hãy nhớ rằng, bạn luôn luôn có thể thay đổi chiến lược của mình.

2. Chú trọng vào những việc thực hiện tốt và nâng cao chúng hơn nữa

Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn thay đổi dựa trên những gì đang hoạt động tốt. Vì bạn có thể thấy rõ là công việc nào có thể thực hiện tốt hơn và công việc nào cần phải cải thiện.

3. Chấp nhận những rủi ro nhỏ

Bạn đã có một công ty đang hoạt động tốt và bây giờ bạn chỉ muốn giúp nó phát triển tốt hơn nữa. Hãy cứ coi như bạn đang thử nghiệm và hãy tin tưởng sự quyết tâm của mình. Đôi khi sự gan dạ bẩm sinh của bạn có thể giúp bạn đạt được hạnh phúc, thành công và chuyên nghiệp hơn.

4. Duy trì văn hóa tốt đẹp của công ty

Những người nhân viên hạnh phúc sẽ tạo ra thành quả lao động tốt nhất bởi vì họ cân bằng được gia đình và công việc. Vì vậy, bạn nên cởi mở để giải quyết những khó khăn từ những góc độ khác nhau, không nên theo cá nhân, mà hãy theo quan điểm của tổ chức. Bạn cũng nên chú trọng nhiều hơn vào quá trình, không nên quan tâm quá nhiều tới kết quả cuối cùng.

5. Nuôi dưỡng những mối quan hệ có thực

Bạn không nên chỉ ngồi cả ngày với cái máy tính của mình. Bạn hãy rời khỏi nó và tham gia vào cộng đồng đồng trang lứa và những mối quan hệ của bạn trong đời sống thực tại. Linkedln và Facebook là những công cụ có ích. Tuy nhiên mọi người thường có khuynh hướng cộng tác và giúp đỡ những người mà họ đã giao kết trong cuộc sống thực tại hơn.

6. Theo đuổi sự thông thái của bạn

Bạn nên khám phá tất cả sở thích và niềm đam mê của bạn, và hãy thử nghiệm. Ngày càng dễ dàng để bạn tham gia vào nhiều việc, tuy vậy bạn nên chắc chắn là mình không ôm đồm quá nhiều việc.

7. Làm lợi có kết quả

Bạn nên tìm những cơ hội độc đáo, khác thường, đi đầu xu hướng phát triển. Các doanh nghiệp thực hiện tất cả những gì bạn làm.

8. Nắm bắt lấy thời cơ từ thất bại

Thất bại không phải là biểu hiện của sự xấu hổ, nó là một nghi thức của sự chuyển biến. Cuộc sống sẽ dễ dàng khi bạn đưa ra các quyết định cho chính bản thân bạn. Nếu bạn bị sa thải, bạn phải tìm một công việc mới. Bạn nên khéo léo hơn với công việc kinh doanh hoặc dự án của bạn. Nếu bạn không gặp thất bại thảm hại, (có lẽ hiển nhiên) là bạn sẽ chẳng  có lựa chọn nào ngoài việc tiến về phía trước.

Dù là người tìm việc, chủ doanh nghiệp nhỏ hay những người đang có ý tưởng kinh doanh, ai cũng có nhu cầu . Như tác giả đã đề cập trong bài viết một nhận định của chuyên gia marketing James Marshall Reilly: ,  “Không phải chỉ để tìm kiếm một công việc, mà còn để tạo dựng một cuộc sống”.

Không việc gì dễ dàng nếu chúng ta không thử sức. Một bài viết tóm tắt khá hay sẽ giúp bạn có cái nhìn mới về việc phát triển sự nghiệp và cách làm thế nào để nắm bắt sự thay đổi và phát triển vận động theo sự thay đổi đó.

( Sưu tầm )

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>