Khám phá 5 điều người giàu nghĩ khác người thường

Nếu bạn gặp thất bại tài chính dù đã cố gắng rất nhiều, bạn cần phải thay đổi những niềm tin cốt lõi của bạn về tiền bạc và về những . “Niềm tin là chất xúc tác cho hành động, và hành động là con đường để tạo dựng sự giàu có. Bạn cần có tư duy đúng đắn để tận dụng các cơ hội và giải quyết vấn đề, điều đó sẽ mang lại tiền bạc cho bạn”.

Siebold, tác giả cuốn sách “How Rich People Think”, người đã dành ba thập kỷ để phỏng vấn các triệu phú trên khắp thế giới, chia sẻ về 5 điều khác biệt trong cách tư duy của người giàu.
1. Tầng lớp trung lưu tập trung vào việc tiết kiệm. Người giàu tập trung vào việc kiếm tiền.
“Chúng ta được dạy để tiết kiệm, nhưng cuối cùng chúng ta lại không có đủ tiền. Thu nhập trung bình trên đầu người năm 2012 khoảng 38.000 đô. Nếu bạn tiết kiệm 10%, cuối năm bạn sẽ có 3.800 đô. Đó không phải là cách tạo dựng sự giàu có, và bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có theo cách đó”.
Siebold cho biết, người giàu cũng tiết kiệm tiền bạc, nhưng trước tiên họ tập trung vào việc nâng cao thu nhập, nhờ đó tỷ lệ phần trăm mà họ tiết kiệm được mới thực sự có ý nghĩa.
2. Tầng lớp trung lưu coi việc khởi nghiệp kinh doanh là mạo hiểm. Người giàu coi đó là con đường đi tới giàu có.
“Hầu hết chúng ta đều được dạy suy nghĩ về tiền bạc theo cách tuyến tính, ví dụ như ‘Nếu tôi kiếm được X đô la một giờ, hoặc tôi phải làm việc nhiều giờ hơn hoặc phải được tăng lương thì mới kiếm được nhiều tiền hơn’”, Siebold cho hay. “Thậm chí cả những doanh nhân được đào tạo bài bản cũng nghĩ rằng họ cần có tấm bằng MBA để kiếm được nhiều tiền hơn. Người giàu tìm kiếm các ý tưởng để giải quyết vấn đề cho người khác và họ kiếm tiền từ những ý tưởng đó”.
Tuy nhiên, thay vì theo đuổi hết ý tưởng điên rồ này đến ý tưởng khác, những người giàu được Siebold phỏng vấn chỉ chấp nhận những mạo hiểm có tính toán và được nghiên cứu kỹ lưỡng khi họ khởi nghiệp kinh doanh.
3. Tầng lớp trung lưu nhìn tiền bạc qua lăng kính cảm xúc. Người giàu nhìn tiền bạc qua lăng kính logic.
Siebold cho rằng những ý nghĩ tiêu cực về người giàu và về tiền bạc che mờ quá trình tư duy của rất nhiều người khi nhắc đến các vấn đề tài chính.
Trong cuốn sách của mình, Siebold viết, “Một người thông minh, được giáo dục tốt và thành công có thể ngay lập tức trở thành một người tư duy dựa trên nỗi sợ và sự thiếu thốn…”
Những người giàu không bao giờ đưa ra các quyết định tài chính dựa trên nỗi sợ. Tiền bạc không phải là thứ họ sợ mất mà là công cụ để mang lại những lựa chọn và cơ hội lớn hơn.
4. Tầng lớp trung lưu xác định mục tiêu một cách lỏng lẻo với thời hạn linh hoạt. Người giàu xác định mục tiêu chắc chắn, thời hạn rõ ràng “làm hoặc chết”.
“Những người thuộc tầng lớp trung lưu thường làm những việc vô ích và hy vọng sẽ đạt được kết quả nào đó”, Siebold cho biết. “Còn người giàu chỉ tập trung vào tiền bạc và công việc kinh doanh của họ. Họ biết rằng, bất kể họ kinh doanh cái gì thì cái đó cũng phải mang lại giải pháp cho một vấn đề nào đó. Cùng với đó, họ cũng hiểu rằng mục tiêu của họ là kiếm tiền và họ không hối tiếc về điều đó”.
Siebold cho biết những người giàu cũng tập trung toàn bộ tâm sức vào một mục tiêu tại một thời điểm hơn là phân tán vào nhiều mục tiêu để kiếm tiền.
5. Tầng lớp trung lưu sống trên mức thu nhập. Người giàu sống dưới mức thu nhập.
Trong khi Donald Trump và Richard Branson thường sử dụng chuyên cơ riêng để bay khắp thế giới, những người giàu ở mức trung bình thường sống giản dị hơn, họ sở hữu những chiếc xe hơi “bình thường”, những ngôi nhà “bình thường”. Những người này thường có 5 triệu đô trong tài khoản ngân hàng.
Siebold cho biết, “Những người giàu ngày càng giàu lên mỗi ngày. Tôi mới gặp gỡ Naomi Judd (một ngôi sao của dòng nhạc country) năm ngoái trong một chương trình ghi hình TV và bà ấy chia sẻ lý do bà ấy đạt được sự giàu có ngày hôm nay là nhờ không chi tiêu quá nhiều. Bà ấy không sở hữu những trang phục được thiết kế riêng hay những trang sức đắt tiền. Đó là lối sống điển hình của hầu hết những người giàu. Họ không sống phô trương”.
Siebold tiết lộ rằng, lời phát biểu mà ông nghe thấy nhiều nhất từ những người giàu ông phỏng vấn trong suốt 30 năm qua là họ mong muốn được tự do.
“Nếu bạn giàu có, bạn có thể tự do hoàn toàn và không phải làm nô lệ cho bất kỳ ai. Ước muốn được tự do về kinh tế là chất xúc tác cho thành công. Ước muốn này sẽ hướng mọi người tạo dựng sự giàu có cho riêng họ.
Dịch từ Daily Finance

Nguồn Học

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>